Samsung phát triển mảng thiết bị gia dụng cho thị trường Mỹ

Samsung bắt đầu tập trung vào mảng thiết bị gia dụng cho thị trường Mỹ

Hãng công nghệ Hàn Quốc đang lên kế hoạch xây nhà máy trị giá 380 triệu USD tại Mỹ để sản xuất các thiết bị gia dụng cho riêng thị trường này, với dự kiến sẽ tạo ra 954 việc làm cho Mỹ cho đến năm 2020.

Nhà máy trị giá 380 triệu USD của Samsung sẽ tạo ra 954 việc làm cho Mỹ.

Sau yêu cầu có phần cứng rắn của Tổng thống Donald Trump về việc đưa việc làm về Mỹ, các hãng công nghệ lớn đã bắt đầu lên kế hoạch đưa nhà mày sản xuất về nước này. Sau khi Apple hé lộ kế hoạch của mình thì Samsung cũng cho hay hãng đang chuẩn bị xây dựng nhà máy trị giá 380 triệu USD để sản xuất các thiết bị gia dụng ở Hạt Newberry, bang South Carolina. Nhà máy này sẽ sản xuất các thiết bị gia dụng cao cấp dành riêng cho thị trường Mỹ, và sẽ tạo ra 954 việc làm cho nước này.

Samsung cho hay sẽ sớm bắt đầu xây dựng nhà máy trên một nhà máy cũ mua lại để đẩy nhanh tốc độ xây dựng, và giảm thiểu tác động đến môi trường. Dự kiến đến cuối năm nay, hãng này sẽ bắt đầu sản xuất các thiết bị, như máy giặt.

“Việc đầu tư nhà máy tại Mỹ sẽ giúp Samsung gia tăng tốc độ đưa các sản phẩm cao cấp tới thị trường tiêu dùng quan trọng và phát triển nhanh nhất thế giới”, Yoon Boo-Keun, CEO phụ trách bộ phận thiết bị điện tử của Samsung, cho biết.

Động thái này của Samsung được cho là để mở rộng bộ phận thiết bị gia dụng. Vốn là hãng sản xuất điện thoại, TV lớn nhất thế giứi nhưng Samsung đang đứng trước sức cạnh tranh đáng lo ngại từ đối thủ Whirlpool (thương hiệu nội địa Mỹ) và LG. Trong quý III năm 2016, Samsung đã vượt qua Whirlpool trở thành hãng sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thị trường Mỹ.

Tấn công thị trường Mỹ

Kế hoạch xây dựng nhà máy ngay trên đất Mỹ sẽ giúp gia tăng sự hiện diện tại chính thị trường trọng điểm này. Samsung trước đó cũng đã chi 17 tỷ USD để vận hành một loạt nhà máy ở các bang Austin, Texas để sản xuất các thiết bị bán dẫn trong điện thoại và các thiết bị di động khac. Ngoài ra, Samsung cũng đã bắt tay với đối tác GlobalFoundries để sản xuất bộ vi xử lý ở ngoại ô New York.

Có vẻ như Samsung đang từng bước lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường Mỹ khi liên tiếp thâu tóm các thương hiệu Mỹ. Mới đây Samsung đã mua lại Dacor, là thương hiệu sản xuất thiết bị gia dụng cao cấp ở California. Trong thoả thuận, Dacor vẫn tiếp tục giữ thương hiệu và hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất tại Mỹ. Ngoài ra, Samsung cũng mua lại công ty sản xuất âm thanh Harman với giá 8 tỷ USD, và cam kết chi 1,2 tỷ USD cho cá hoạt động đầu tư và R&D tại Mỹ về công nghệ Internet của Vạn vật (IoT). Samsung đã bắt đầu vận hành một trong tâm chăm sóc khách hàng tại Greenville, bang South Carolina, với 800 nhân viên.

Về nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng của Samsung, trước đó đã có tin đồn về kế hoạch này sau khi Tổng thống Trump đăng một đoạn tweet hồi tháng 2 vừa qua tiết lộ Samsung đang mở rộng sản xuất tại Mỹ.

Thực tế hãng công nghệ Hàn Quốc cho biết đã bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng hoạt động tại Mỹ từ 3 năm trước, từ thời của chính quyền Obama.

Bộ đôi iPhone 8 và Samsung Galaxy S8 sẽ dùng màn hình OLED dẻo

Cả 2 mẫu smartphone cao cấp bậc nhất sắp ra mắt Samsung Galaxy S8 và iPhone 8 đều sẽ được trang bị công nghệ màn hình OLED dẻo 

Có thông tin cho rằng cả Samsng Galaxy S8 và iPhone 8 đều được trang bị hệ thống màn hình OLED dẻo, trong khi hầu hết các flagship hiện nay vẫn còn sở hữu màn hình cong kép cứng.

Việc một chiếc smartphone cao cấp sở hữu màn hình cong hai cạnh không phải là điều gì quá khác thường, vì các nhà sản xuất lớn như Samsung và Apple đều đã nhanh chóng nắm bắt được công nghệ này. Tuy nhiên, với một smartphone cận cao cấp như Samsung Galaxy A (2018) được trang bị màn hình hiển thị cong 2 cạnh lại là điều bất thường.

Chỉ nói riêng đến chi phí sản xuất màn hình 2 cạnh cũng khó để các nhà sản xuất dám mạo hiểm trang bị công nghệ này cho các model smartphone tầm trung hoặc giá rẻ.Tuy nhiên, có một thông tin khá vui là các nhà sản xuất màn hình như Samsung đã quyết định đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất của mình để sản xuất một lượng lớn màn hình OLED dẻo.

samsung-galaxy-s8-1

Theo báo cáo đến từ Hàn Quốc, Công ty Samsung Display hiện đang thử nghiệm các công nghệ mới khác cho dây chuyền sản xuất màn hình OLED dẻo, đồng thời cắt giảm tối đa chi phí sản xuất và tăng sản lượng của thiết bị này.Có thông tin cho rằng cả Samsng Galaxy S8 và iPhone 8 đều được trang bị hệ thống màn hình OLED dẻo, trong khi hầu hết các flagship hiện nay vẫn còn sở hữu màn hình cong kép cứng.

Một khi công ty đã đạt được các mục tiêu trên, họ sẽ bắt đầu sử dụng công nghệ màn hình OLED cứng cho các smartphone tầm trung.

Qua đây có thể khẳng định rằng, Apple sẽ trang bị màn hình OLED dẻo cho iPhone 8 phát hành vào mùa Thu năm tới đây, đồng thời nhà sản xuất này sẽ bắt đầu lắp đặt màn hình OLED cứng cho các smartphone tầm trung của mình.

Theo các nguồn tin trong ngành sản xuất smartphone, Samsung tuyên bố đã thiết lập màn hình OLED cứng cho các thiết bị của mình, đồng thời quyết định sử dụng màn hình OLED 2 cạnh cho các phiên bản smartphone cao cấp, cho cả chuỗi smartphone Galaxy A.

Một điều quá rõ ràng là khả năng trên sẽ không thể xảy ra trong năm nay, vì vậy các smartphone tầm trung thế hệ tiếp theo của Galaxy A (2018) có thể sẽ được đóng gói màn hình cong kép và ra mắt vào cuối năm 2017.

Khi công ty Samsung Display và các nhà sản xuất khác trong ngành công nghiệp màn hình điện thoại di động tăng cường sản xuất tấm màn hình OLED dẻo, thì lúc đó thiết bị màn hình cong cứng có thể trở nên khá phổ biến với các smartphone tầm trung và giá rẻ.

Theo ước tính của công ty Nghiên cứu thị trường Ubi Research, tỷ lệ tấm màn hình OLED dẻo sẽ chiếm khoảng 70% trên tất cả các smartphone màn hình OLED trong năm 2021 khi nhiều công ty đầu tư vào loại màn hình này.

Samsung đang dẫn đầu xu hướng smartphone màn hình cong

Tuy không phát triển từ sớm nhưng các công nghệ smartphone màn hình cong của Samsung đang vượt lên tất cả

Kể từ khi những chiếc smartphone trở nên phổ biến và dần thay thế những mẫu máy điện thoại cơ bản (feature phone), thiết kế điện thoại bắt đầu đi vào lối mòn của sự nhàm chán và thiếu sự đột phá.

Một số nhà sản xuất cũng có những bước đi táo bạo ban đầu trong tư duy thiết kế, tuy nhiên lại không được thị trường đón nhận nhiệt tình với doanh số tốt đủ để duy trì sự tồn tại của sản phẩm. Trong số các xu hướng thiết kế mới, khác biệt và được đánh giá cao gần đây trên các thiết bị di động, không thể không kể đến màn hình cong.

Màn hình cong: Xu hướng khác biệt dần hoàn thiện

samsung-man-hinh-cong-1

LG G Flex, smartphone thương mại có màn hình cong đầu tiên.

Tháng 10 năm 2013, LG gây bất ngờ cho cộng đồng yêu công nghệ bằng chiếc LG G Flex với màn hình cong và dẻo (trong một giới hạn nào đó màn hình có thể được ép phẳng và cong trở lại như ban đầu). Sau những ấn tượng ban đầu, LG G Flex rất tiếc lại được cho là không đạt thành công về doanh số bởi màn hình cong này thực tế không mang lại nhiều tính ứng dụng. Cùng năm, Samsung ra mắt điện thoại Samsung Galaxy Round với màn hình cong theo bề ngang tuy nhiên dòng máy này không được bán ra rộng rãi và cũng không thu hút được nhiều sự chú ý.

samsung-man-hinh-cong-2

Chiếc Galaxy Round là bước đà đầu tiên của Samsung bứt phá.

Không dừng lại ở đây, một thời gian ngắn sau đó, Samsung cũng có chiếc smartphone thương mại màn hình cong của riêng mình gây ấn tượng. Khác với cách làm của LG, điện thoại của Samsung có màn hình cong tràn một cạnh. Không chỉ độc đáo về thiết kế, Samsung đã khéo léo trang bị cho Note Edge một số tính năng độc quyền dành cho màn hình cong như phím tắt hay một số tính năng như đồng hồ đếm giờ, thước đo, ghi âm, bật đèn flash…

Tận dụng những phản hồi tích cực của người dùng về sự độc đáo của Note Edge, Samsung thừa thắng xông lên với sản phẩm Samsung Galaxy S6edge và lần này là sự xuất hiện của màn hình cong tràn hai cạnh. Sau những thất vọng với Galaxy S5 (thân máy nhựa), thiết kế nhôm kính và màn hình cong của S6edge thực sự đã làm người dùng hào hứng. Với thiết kế này, điện thoại của Samsung thường gọn hơn những smartphone khác có cùng kích thước màn hình do tối giản được phần viền máy.

Samsung trở lại đầy ấn tượng với S6edge sau khi thiết kế S5 với thân máy cấu thành từ nhựa không để lại được nhiều dấu ấn.

Thiết kế màn hình cong của Samsung vẫn đang được ông lớn công nghệ Hàn Quốc hoàn thiện ở các model tiếp theo như Samsung Galaxy S7edge và Samsung Galaxy Note7. Một số nguồn tin thậm chí cho rằng Samsung Galaxy S8 năm tới sẽ có màn hình cong cho cả hai phiên bản (với kích thước màn hình khác nhau).

Nhiều đối thủ “màn hình cong” bắt đầu xuất hiện

samsung-man-hinh-cong-3

Một sản phẩm của Vivo với màn hình cong trình làng trong năm nay.

Đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp smartphone, 2016 sẽ là thời điểm nhiều smartphone màn hình cong được tung ra thị trường, đặc biệt là từ các hãng sản xuất Trung Quốc, từ đầu năm cho đến nay, Huawei, Xiaomi hay Vivo đều đã có những chiếc máy với màn hình cong tràn hai cạnh. Theo đó, các sản phẩm như Huawei Mate 9 Pro, Xiaomi Mi Note 2 hay Vivo Xplay 5 đều có sự hoàn thiện khá tốt về công nghệ màn hình cong cũng như phần nhìn.

Các thiết bị màn hình cong đến từ quốc gia tỷ dân cũng có một điểm cộng so với sản phẩm của Samsung nằm ở mức giá thấp hơn. Tuy nhiên chúng lại không được đánh giá cao như thiết bị của ông lớn công nghệ Hàn Quốc về mặt tính ứng dụng, thực tiễn của sản phẩm. Có thể nói, các hãng sản xuất đang “học tập” rất nhanh điểm độc đáo có trên sản phẩm của Samsung. Dù vậy, để đạt đến độ hoàn thiện về cả phần cứng lần phần mềm hỗ trợ như cách Samsung làm được thì vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước.

Không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất Trung Quốc, trong tương lai, các hãng sản xuất lớn như Apple cũng có thể sẽ áp dụng thiết kế màn hình cong trên sản phẩm của mình. Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán, sau khi áp dụng màn hình OLED (thay cho màn hình LCD) trên iPhone với khả năng uốn dẻo cao, màn hình cong sẽ xuất hiện trên siêu phẩm của Apple.

Samsung Galaxy Note 7 tân trang có thể sẽ được bán ra năm sau

Có vẻ như Samsung đã có thể xử lý được lượng Galaxy Note 7 được đổi trả, đó là tân trang lại và bán ra thị trường vào năm sau

Samsung đã phải ra quyết định dừng sản xuất và thu hồi toàn bộ Galaxy Note 7 do các vấn đề về pin. Tuy nhiên, liệu đó có phải là kết thúc cuối cùng của mẫu smartphone cao cấp này?

samsung-galaxy-note-7-tan-trang-1

Báo Koreal Herald (Hàn Quốc) sáng nay đã gây chú ý khi dẫn một nguồn tin công nghệ cho biết: “Samsung vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức nhưng họ có thế sẽ bán Galaxy Note 7 tân trang vào năm sau”. Nguồn tin cũng nói thêm rằng Galaxy Note 7 tân trang sẽ chủ yếu được bán tại các thị trường mới nổi như Việt Nam và Ấn Độ, nơi các smartphone tầm trung và thấp đang phổ biến hơn cả.

Dù vậy, nguồn tin lại không nói rõ là Samsung sẽ làm thế nào để đảm bảo cho việc Galaxy Note 7 tân trang sẽ không tiếp tục phát nổ nữa. Thực tế là Samsung đang phải chật vật để thu hồi hết số Galaxy Note 7 đã bán ra cho người dùng cũng như nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân khiến máy phát nổ.

Việc bán ra Galaxy Note 7 tân trang sẽ là một bước đi mạo hiểm của Samsung vì có thể làm ảnh hưởng tới danh tiếng của hãng nếu lại có một vụ điện thoại phát nổ nữa xảy ra. Trước đó Samsung cũng tuyên bố là sẽ hủy hơn 2 triệu chiếc Galaxy Note 7 đã bán ra, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các hiệp hội bảo vệ môi trường.

Samsung hiện vẫn chưa ra bình luận chính thức nào về thông tin kể trên. Tuy nhiên, nếu việc bán Galaxy Note 7 tân trang với chất lượng được đảm bảo là sự thật, đó có thể là một việc có lợi cho cả Samsung và người dùng.

Samsung chi 9 triệu USD thưởng cho lập trình viên viết ứng dụng trên Tizen

Samsung tung chiến lược phát triển mạnh hệ điều hành Tizen, hãng bạo chi 9 triệu USD làm tiền thưởng cho các lập trình viên viết ứng dụng cho Tizen
Samsung sẽ chi khoản tiền 9 triệu USD từ tháng 2 đến tháng 10/2017 để thưởng cho lập trình viên viết được các ứng dụng hay cho Tizen, hệ điều hành di động do hãng phát triển
samsung-phat-trien-tizen
Ngoài việc phụ thuộc vào Android, Samsung còn có một hệ điều hành di động của riêng mình mang tên Tizen. Những mẫu smartphone chạy Tizen đã được hãng công nghệ Hàn Quốc tung ra thị trường, thế nhưng có một sự thật không thể chối cãi đó là các lập trình viên không quá hào hứng với việc viết ứng dụng cho nền tảng này.

Trong một nỗ lực nhằm thay đổi tình hình, Samsung mới đây vừa khởi tạo dự áncó tên gọi Tizen Mobile App Incentive Program nhằm lôi kéo lập trình viên tìm đến Tizen. Trong chương trình này, Samsung sẽ chi ra số tiền 9 triệu USD từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2017 để thưởng cho lập trình viên. Theo Samsung, các lập trình viên có ứng dụng nằm trong top 100 có thể được thưởng tới 100.000 USD cho mỗi ứng dụng. Những ai quan tâm tới chương trình có thể bắt đầu đăng ký tham gia từ đầu tháng 1 năm sau.

Dù không trực tiếp thừa nhận, thế nhưng có thể hiểu chương trình của Samsung là phản ứng của hãng này trước việc Google tự tay sản xuất smartphone. Google từ trước tới nay cung cấp hệ điều hành Android miễn phí cho các đối tác OEM như Samsung, thế nhưng với việc hãng tìm kiếm nhảy vào thị trường phần cứng, Samsung ngày càng tỏ ra “quan ngại” phải cạnh tranh trực tiếp với Google và một ngày nào đó Android không còn miễn phí như trước. Samsung, do đó, phải tự bắt tay xây dựng hệ điều hành cho riêng mình, tránh phụ thuộc vào Android để rồi có ngày “trở tay không kịp”.

Dù “động cơ” của Samsung có là gì đi chăng nữa, thì với các lập trình viên, đây cũng là một cơ hội tốt để họ có thể thu về những khoản kha khá. Samsung cho biết thiết bị mục tiêu cho các ứng dụng trong chương trình này là Samsung Z1, Samsung Z2, Samsung Z3, cũng như các smartphone Tizen khác ra mắt vào năm sau.

Samsung âm thầm phát triển công nghệ nhận dạng vân tay mới

Samsung đang âm thầm phát triển công nghệ nhận dạng vân tay mới chính xác và bảo mật hơn của riêng mình thay cho công nghệ cũ của Synaptics
Samsung được cho là đang nghiên cứu một công nghệ nhận dạng vân tay mới, an toàn hơn, nhận chính xác hơn và tránh lệ thuộc quá nhiều vào Synaptics.
samsung-nhan-dien-van-tay
Theo PhoneArena, Samsung gần như đã tự mình sản xuất rất nhiều bộ phận linh kiện trong smartphone, chẳng hạn như bộ nhớ RAM, bộ nhớ Flash, bộ vi xử lý… Tuy nhiên, máy quét vân tay của Samsung vẫn còn dựa nhiều vào Synaptics – một công ty công nghệ tại Mỹ.
Vì vậy, Samsung đã tiến hành lập một nhóm kỹ sư nghiên cứu công nghệ bảo mật vân tay của riêng mình, bộ phận này cũng chịu trách nhiệm phát triển mô-đun vi xử lý nhận diện vân tay phải tốt hơn, giao diện điều khiển phải thuận tiện hơn cho người dùng.
Nếu thông tin nói trên là chính xác, thì thế hệ cảm biến vân tay do chính Samsung phát triển sẽ được áp dụng đầu tiên vào hai dòng smartphone cao cấp là Galaxy S và Galaxy Note.
Hiện tại, Samsung từ chối bình luận về các thông tin nói trên.

Samsung dùng chiến lược marketing của OPPO để đánh lại OPPO

Samsung đang áp dụng chiến lược nhắm vào người nổi tiếng của chính Oppo để cạnh tranh ngược lại với Oppo

Có lẽ không ai không biết OPPO đã tận dụng triệt để chiến lược marketing dựa vào người nổi tiếng (influencer marketing), mà tiêu biểu là Sơn Tùng, để nhanh chóng thu phục thị trường Việt Nam ra sao.

 samsung-oppo-1

Influencer marketing là lối marketing tập trung vào một số cá nhân nổi bật có sức ảnh hưởng lớn đến các khách hàng tiềm năng của sản phẩm thay vì chú trọng thẳng vào chính các khách hàng này. Các hoạt động marketing sản phẩm vì thế cũng sẽ xoay quanh những nhân vật “influencer” đó.

Vào Việt Nam khi thị trường di động đã gần như đã đủ mâm chật bát, Oppo đã rất khôn ngoan khi tập trung vào phân khúc tầm trung và cận trung, với đối tượng khách hàng là những người trẻ. Và để thực hiện các chiến dịch truyền thông của mình, OPPO đã chi một khoản “không phải dạng vừa” cho các chiến dịch lăng xê dòng điện thoại chủ lực Neo với Sơn Tùng cùng một số sao khác như Tóc Tiên, Chi Pu làm đại diện.

OPPO sau đó đã nhanh chóng gặt hái thành công với mức doanh số gia tăng ấn tượng. Lúc chưa có Sơn Tùng, điện thoại Neo bán được hơn 100.000 máy, thì với Neo 3, khi đã có “hiệu ứng M-TP”, lượng bán đã đạt 400.000 máy, tăng gần 300% doanh số so với dòng sản phẩm cũ. Các dòng máy sau, khi người dùng đã quen mặt thuộc tên, luôn có lượng bán cao hơn dòng trước đó. Trong vòng 3 năm, từ 2014 đến 2016, thị phần của Oppo tại Việt Nam từ vỏn vẹn 2,7% đã tăng lên 15,1% (2015) và đạt 21,5% thị phần sau 5 tháng 2015.

Biểu đồ dưới đây cho thấy mức tăng trưởng thị phần của OPPO trong năm qua đã vượt mặt Samsung, khiến hãng “Sơn Tùng” này trở thành mối đe dọa mới cho gã khổng lồ Hàn Quốc ở phân khúc tầm trung.

 samsung-oppo-2

Giữa thế gọng kìm với việc Note7 tiệp tục phải thu hồi lần hai, Apple thắng thế với iPhone 7 và sức cạnh tranh ngày một khủng khiếp từ OPPO, Samsung bắt buộc phải quay sang đẩy mạnh các dòng điện thoại tầm trung mà tiêu biểu thời gian này là chiếc J7 Prime.

Điều không ai ngờ là ông lớn xứ Hàn lại cố tính sử dụng đúng chiêu thức dựa hơi người nổi tiếng với MV “nhái” dìm hàng đối thủ một cách vô cùng lộ liễu.

 

Lấy “cảm hứng” từ quảng cáo của OPPO, Samsung tạo hình nhân vật “Soái ca T-Rồng” với phong cách không khó để nhận ra là rất giống Sơn Tùng – MTP.

Trong đó “Soái ca T-Rồng” trải qua một màn đắp mặt nạ trước khi chụp ảnh selfie với chiếc điện thoại của mình nhưng màn trình diễn của anh lại được xếp vào hàng thảm họa, làm nền cho “kẻ hủy diệt” Isaac với vũ khí Samsung Galaxy J7 Prime.

Rõ ràng Samsung đang cố tình “đá đểu” điện thoại OPPO selfie kém đến mức phải đắp mặt nạ trước khi chụp qua hình ảnh “soái ca T-Rồng” nhái lại Sơn Tùng MTP. Video này cũng khôn khéo “chế giễu” điện thoại Apple qua “hoàng tử trái cây” với chiếc iPhone 5 (nay được coi là cùng phân khúc tầm trung) đã chụp out net còn bị yếu pin.

Điều đặc biệt là Samsung không ngại “đấu tay ngang” với điện thoại Sơn Tùng khi cho chạy quảng cáo Youtube video trên theo từ khóa “OPPO Sơn Tùng”.

samsung-oppo-3

Đoạn quảng cáo này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm và chia sẻ trên mạng xã hội. Mặc dù vậy, nó cũng nhận khá nhiều bình luận tiêu cực vì chiều dìm đối thủ, và đặc biệt là “công kích cá nhân” vào nam ca sĩ Sơn Tùng.

Samsung giúp nông dân Việt Nam thu lợi lớn

Các nhà máy của Samsung tại Việt Nam đang giúp cho những người nông dân đạt được nguồn thu nhập ngày càng tăng cao.

Vài năm trước, cô Nguyễn Thị Dung chỉ là một nông dân sống bằng việc chăn gà và trồng lúa tại một trong những khu vực nghèo nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện giờ, cô đang hi vọng có thể kiếm được thu nhập cao hơn cả nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên môi giới chứng khoán. Tại sao lại có sự khác biệt này? Câu trả lời chính là Samsung.

samsung-tai-viet-nam

Cô Nguyễn Thi Dung tại quầy tạp hóa của mình.

Samsung, nhà sản xuất thiết bị điện tử khổng lồ tới từ Hàn Quốc đã biến những cánh đồng lúa tại tỉnh Bắc Ninh trở thành những nhà máy sản xuất smartphone vào khoảng 7 năm trước. Nhà máy ở Bắc Ninh làm ra những sản phẩm mới nhất của Samsung, bao gồm cả chiếc Galaxy Note 7 đình đám thời gian qua. Điều này đã biến vùng quê buồn tẻ của cô Dung trở thành trung tâm xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh.

“Cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi đáng kể từ khi Samsung đến”, người phụ nữ 57 tuổi từng là nông dân này cho biết. Hiện cô đang kinh doanh phòng trọ cho thuê và bán hàng tạp hoá cho công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp của Samsung. Cô dự tính sẽ kiếm được số tiền 68.000 USD (khoảng 1,5 tỉ VND) trong năm nay và nói thêm rằng: “Tôi đang muốn mua xe hơi để các con có thể chở tôi đi chơi”.

Samsung Electronics và các công ty con của hãng đã xây dựng lên một khu công nghiệp với các nhà máy sử dụng tới 45.000 lao động trẻ cùng hàng trăm nhà cung ứng có vốn đầu tư từ nước ngoài ở xung quanh, một mô hình thu nhỏ của các chaebol – mô hình kinh tế thống trị tại Hàn Quốc. Việc đầu tư của Samsung được coi là vận may không chỉ với người dân mà còn cả các doanh nghiệp tại Bắc Ninh. Văn phòng thống kê của tỉnh cho biết đã có tới 2000 khách sạn và nhà hàng mới được khai trương từ năm 2011 đến năm 2015. Điều này cũng giúp thu nhập bình quân trên đầu người của Bắc Ninh tăng lên tới 3 lần trong khoảng thời gian này.

“Sự đầu tư của Samsung đã tạo nên bước đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ cho Bắc Ninh mà còn của cả nước”, ông Nguyễn Phương Bắc, người đứng đầu Viện nghiên cứu kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh cho biết, “Việc này đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam nhanh hơn”.

Các công ty Hàn Quốc như Samsung được coi là đại diện tiêu biểu đầu tiên trong kế hoạch lôi kéo các nhà đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Do lương nhân công và chi phí sản xuất tăng cao, Trung Quốc hiện đang mất dần sức hấp dẫn với các nhà sản xuất dệt may, điện tử và đồ tiêu dùng nước ngoài so với các thời kì trước như 1980-1990.

samsung-tai-viet-nam-1

Cảnh này không còn lạ gì ở khu vực có nhà máy Samsung.

Samsung đã xây dựng nhà máy đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1992 và giờ đây hãng đang chuyển hướng sang đặt cược vào Việt Nam. Những chiếc xe ô tô lớn màu trắng với logo màu xanh của Samsung được dùng để chở công nhân hiện đang chạy liên tục trên các con đường nhựa dẫn tới nhà máy với những đàn trâu bò được chăn thả xung quanh. Trong khi đó, những chiếc xe tải chở điện thoại Galaxy thành phẩm lại đang chạy băng băng trên đường cao tốc Bắc Ninh-Nội Bài, tuyến đường được mở cùng lúc với nhà máy Samsung để nối với sân bay quốc tế Nội Bài, nơi Samsung đã yêu cầu có một nhà ga để vận chuyển hàng hóa cho riêng mình.

Hơn một nửa trong tổng số 856 công ty nước ngoài đã đầu tư 11,9 tỉ USD vào tỉnh Bắc Ninh trong tháng 6 là có liên quan đến Samsung. Đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm 60% kinh tế của tỉnh, ông Nguyễn Đức Cao, phó trưởng ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết.

Số tiền 15 tỉ USD đầu tư của Samsung biến hãng trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu lên tới 33 tỉ USD. Những năm trước khi Samsung đến, tổng giá trị của việc xuất khẩu điện thoại di động và sản phẩm viễn thông khác của Việt Nam chỉ có 593 triệu USD.

samsung-tai-viet-nam-3

Doanh số xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đã tăng cao

Ngoài nhà máy tại Bắc Ninh, Samsung cũng đang mở hai nhà máy khác tại Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty đang sử dụng tổng cộng khoảng 130.000 nhân viên trên toàn quốc.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường kinh doanh tại Việt Nam và kế hoạch mở rộng các nhà máy sẽ phụ thuộc vào khách hàng cũng như xu hướng của thị trường”, Samsung nói trong một email.

Kế hoạch phát triển dài hạn của Việt Nam là phải trở thành một “thiên đường đầu tư”, Scott Rozelle, một nhà nghiên cứu kinh tế tại đại học Stanford cho biết, “Nhờ vậy, tất cả người dân sẽ có việc làm”.

Việc chuyển từ trồng lúa sang làm các công việc liên quan đến dây chuyền sản xuất hiện đại cho nông dân thu nhập cao hơn, cũng như được hưởng các lợi ích như lương hưu, nghỉ ốm và thu nhập ổn định, giáo sư kinh tế Brian McCaig cho biết. Công nhân còn có thể tiết kiệm và gửi được một phần thu nhập của họ về cho gia đình.

“Samsung đã cung cấp điều kiện làm việc rất tốt”, Lê Thị Hoa, một công nhân 22 tuổi làm việc tại dây chuyền lắp ráp của Samsung SDI cho biết khi cô đang mua sắm tại một cửa hàng rau quả ở gần nhà máy, “Chúng tôi có rất nhiều phúc lợi tốt ở đây, bao gồm bảo hiểm y tế cũng như các chuyến nghỉ mát với công ty”.

 

Samsung đã xếp Việt Nam trong nhóm các nước đứng đầu về khả năng kế thừa các nhà máy từ Trung Quốc, bên cạnh Bangladesh, Thái Lan và Indonesia. Tuy nhiên, vẫn chưa có nước nào trong số này có thể cung cấp lao động giá rẻ, chi phí thấp, thị trường rộng lớn, cơ sở hạ tầng, nền giáo dục và chính trị tốt như Trung Quốc đã từng làm được.

Nếu Việt Nam muốn đi theo mô hình của Trung Quốc, đất nước cần phải có thêm nhiều nhà sản xuất địa phương có thể cung cấp nhiều linh kiện và phụ kiện cao cấp hơn chứ không chỉ dừng lại ở các sản phẩm cơ bản như bao bì, ông Nguyễn Phương Bắc ở viện kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh nhận định.

“Nếu chúng tôi không thể tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, nền kinh tế của chúng tôi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các công ty mẹ nước ngoài và các công ty địa phương sẽ thu được rất ít lợi nhuận”, ông Bắc nói.

Samsung mới đây cho biết họ đang có hợp đồng sản xuất với khoảng 200 công ty Việt Nam.

Trong khi đó, người dân ở Bắc Ninh vẫn đang vui vẻ để gặt hái những lợi ích do nhà đầu tư Hàn Quốc mang lại. Lan, một người địa phương cho biết anh họ cô từ một lái xe taxi đã trở nên giàu có nhờ làm nhà cung cấp rau, trứng và thịt cho nhà ăn của Samsung.

“Anh họ tôi vừa mua một mảnh đất giá 1,2 tỉ đồng”, Lan nói, “Anh ấy đang muốn xây một nhà nghỉ trên đó”.

Máy giặt của Samsung gặp sự cố phát nổ

Sau các sự cố về điện thoại thì lần này đến lượt chiếc máy giặt của Samsung cũng dính bê bối bất ngờ phát nổ

Rắc rối với smartphone Galaxy Note 7 còn chưa kết thúc, Samsung lại đang phải đối mặt với một vụ bê bối phát nổ khác. Sản phẩm bị ảnh hưởng lần này là máy giặt cửa trên.

may-giat-samsung

Hình ảnh chiếc máy giặt cửa trên của Samsung phát nổ được người dùng cung cấp.

Tin phát trên kênh truyền hình Mỹ ABC News cho biết nhiều người đang đâm đơn kiện Samsung lên tòa án liên bang ở New Jersey vì sự cố khi sử dụng máy giặt cửa trên của hãng. Jason Litchman, một luật sư được thuê nói rằng một khiếm khuyết trên thanh giảm xóc đã khiến nó không đủ chắc chắn để giúp máy giặt ổn định và kết quả là máy giặt bị nổ tung với các loại dây điện, bộ phận bên trong bị bắn ra ngoài một cách rất nguy hiểm.

Ngoài ra, một người dùng có tên là Melissa Thaxton, 32 tuổi cũng cho biết: “Chiếc máy giặt cửa trên của tôi lúc đầu trông rất hoàn hảo nhưng đến ngày 8/8 một vụ nổ đã bất ngờ xảy ra. Tiếng nổ như bom bên tai tôi vậy. Sau đó, tôi thấy mọi thứ bên trong máy giặt rơi ra khắp sàn nhà”.

Vấn đề này được cho là có trên các máy giặt Samsung được sản xuất từ giữa tháng 3/2011 cho tới tháng 4/2016. Samsung đã xác nhận vấn đề này và đã cung cấp một trang web cho phép người dùng ở Mỹ kiểm tra số serial để xem máy giặt của mình có bị ảnh hưởng hay không.

“Trong một số trường hợp, máy giặt bị ảnh hưởng có thể rung lên một cách bất thường khi giặt và tiềm ẩn nguy hiểm với người sử dụng. Samsung khuyến cáo những khách hàng bị ảnh hưởng hãy dùng máy giặt ở tốc độ quay thấp hơn bình thường, đặc biệt là khi giặt chăn, đồ cồng kềnh hay các loại vải chống nước. Hiện chưa có ai bị thương trong vụ việc này”, Samsung cho biết.

Ngoài ra, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng của Mĩ (CPSC) cũng đã được Samsung thông báo về vấn để này và đang lên kế hoạch hợp tác với hãng để giải quyết. Được biết, Samsung đã lập một đường dây nóng để trả lời mọi thắc mắc của người dùng ở Mỹ về vấn đề máy giặt cửa trên của họ bị nổ tung khi sử dụng.

Lợi nhuận của Samsung trong quý 3/2016 sẽ ​​sụt giảm hơn 8%

Theo dự kiến từ nhiều chuyên gia thì lợi nhuận của Samsung trong quý 3/2016 có thể sẽ sụt giảm khá nhiều lên tới 8%, nguyên nhân chủ yếu là từ sự cố Galaxy Note 7

Sau sự cố Galaxy Note 7, các nhà phân tích cho rằng lợi nhuận trước thuế của Samsung trong quý 3/2016 có thể giảm đến hơn 8%.

loi-nhuan-quy-3-samsung-1

Samsung đã có một quý thứ 2 đạt được lợi nhuận kỷ lục mà chủ yếu là do sự đóng góp của dòng sản phẩm Galaxy S7. Chính vì vậy, công ty sự kiến sẽ tiếp nối sự thành công này ở nửa cuối năm 2016 bằng việc ra mắt Galaxy Note 7. Tuy nhiên, lỗi pin khiến Samsung phải quyết định thu hồi Galaxy Note 7 trên phạm vi toàn cầu. Theo các nhà phân tích, quyết định này khiến Samsung mất hơn 1 tỷ USD và sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh tổng thể của công ty.

Các nhà phân tích tại Hàn Quốc cho rằng, lợi nhuận trước thuế và lãi của Samsung trong quý này sẽ đạt 6,7 tỷ USD, tức là giảm 8,6% so với quý trước. Trong quý 2/2016, lợi nhuận trước thuế của Samsung đạt 7,23 tỷ USD, cao nhất trong 2 năm trở lại đây. Trước khi có quyết định thu hồi, các nhà phân tích ước tính Galaxy Note 7 sẽ mang về cho Samsung lợi nhuận hoạt động khoảng 7,6 tỷ USD.

Samsung đang tiến hành thay thế những chiếc Galaxy Note 7 bị lỗi trên toàn thế giới và sắp nối lại việc bán sản phẩm này. Sự cố vừa qua khiến nhiều người dùng tỏ ra ngờ vực về tính an toàn với các sản phẩm của Samsung và vô tình tạo thuận lợi cho sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của Galaxy Note 7 là iPhone 7.

Một số nhà phân tích cho rằng, thiệt hại từ sự cố vừa qua có thể còn lớn hơn. Tuy nhiên, đa số tin rằng Samsung sẽ nhanh chóng phục hồi vào quý 4/2016 nhờ vào các fan trung thành cũng như Galaxy Note 7 vẫn là một trong những chiếc smartphone tốt nhất có thể mua vào thời điểm này (sau khi khắc phục lỗi pin), bất chấp những thông tin bất lợi về sản phẩm này trong thời gian qua.